Công thức 3R để đọc sách và nhớ được nội dung sách

Đào Anh Tuấn

Viết bởi:

Đào Anh Tuấn

Đăng ngày:

16/6/2023

Công thức 3R để đọc sách và nhớ được nội dung sách

Tại sao chúng ta đọc sách nhiều nhưng có vẻ như hiện nay quên gần hết?

Bạn có bao giờ trong 1 tình huống bạn muốn giới thiệu 1 ý gì đó trong quyển sách đã đọc qua nhưng lúc đó bạn không thể nhớ được và đành hẹn lại là về kiểm tra sau chưa?

Chúng ta có thể đo lường hiệu quả của việc đọc sách như thế nào? Số sách đã đọc qua, kiến thức thu nạp được từ sách? Mỗi người sẽ có 1 cách lựa chọn khác nhau. Nhưng nếu xét về khía cạnh thiết thực thì chúng ta đọc sách là để có kiến thức, nghĩa là có thể nhớ kiến thức từ sách.

Theo thống kê từ Harvard thì kiến thức sẽ bị quên đi 65% sau 6 ngày nếu không được ứng dụng hoặc nhắc lại.

Việc quên kiến thức như vậy đã được phát hiện và nghiên cứu, công bố đầu tiên bởi

Tiến sỹ Hermann Ebbinghaus (24 tháng 1 năm 1850 - 26 tháng 2 năm 1909) là một nhà tâm lý học người Đức tiên phong trong nghiên cứu thực nghiệm về trí nhớ, và được biết đến với khám phá của ông về đường cong quên và hiệu ứng khoảng cách. Ông cũng là người đầu tiên mô tả đường cong học tập. Ông là cha của nhà triết học neo-Kantian Julius Ebbinghaus.

Khái niệm tăng dần học tập được mô tả bởi Ebbinghaus đề cập đến tốc độ học thông tin. Sự tăng đột biến nhất xảy ra sau lần đầu tiên và sau đó dần ổn định, có nghĩa là sau mỗi lần lặp lại, thông tin mới được ghi nhớ ít đi. Giống như đường cong quên, đường cong học tập cũng là một hàm mũ. Ebbinghaus cũng đã ghi chép hiệu ứng vị trí theo chuỗi, mô tả cách vị trí một mục ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ. Hai khái niệm chính trong hiệu ứng vị trí theo chuỗi là hiệu ứng gần đây và hiệu ứng bền vững. Hiệu ứng gần đây mô tả khả năng ghi nhớ tăng lên đối với thông tin gần đây nhất vì nó vẫn còn trong bộ nhớ ngắn hạn. Hiệu ứng bền vững gây ra sự ghi nhớ tốt hơn các mục đầu tiên trong danh sách do tăng cường luyện tập và cam kết với bộ nhớ dài hạn.

Phát hiện quan trọng khác là tiết kiệm thông tin. Điều này ám chỉ số lượng thông tin được giữ lại trong tiềm thức ngay cả khi thông tin này không thể được truy cập bằng ý thức. Ebbinghaus sẽ ghi nhớ một danh sách các mục cho đến khi có thể gọi tên hoàn hảo và sau đó sẽ không truy cập vào danh sách cho đến khi anh ta không thể nhớ bất kỳ mục nào trong danh sách. Sau đó, anh ta sẽ học lại danh sách và so sánh đường cong học tập mới với đường cong học tập của việc ghi nhớ danh sách trước đó. Thường thì danh sách thứ hai được ghi nhớ nhanh hơn và sự khác biệt giữa hai đường cong học tập này được Ebbinghaus gọi là "tiết kiệm". Ebbinghaus cũng mô tả sự khác biệt giữa bộ nhớ không chủ động và chủ động, sự khác biệt này xảy ra "một cách tự phát và không có bất kỳ hành động của ý chí nào" và sự khác biệt khác được đưa "vào ý thức bằng một nỗ lực của ý chí".

Từ sự hiểu biết này chúng ta biết là để có thể lưu trữ được kiến thức trong bộ nhớ thì chúng ta phải có 1 phương pháp nào đó để có thể lặp lại kiến thức từ sách hoặc ứng dụng kiến thức này vào trong thực tế.

Công thức 3R cho việc đọc sách hiệu quả.

Chữ R đầu tiên là Read

Đương nhiên rồi, phải đọc chứ, có anh chị sẽ nói rằng thời đại này nghe sách nói cho nó nhanh và tiện. Chung quy là chúng ta xem chữ R đầu tiên này là quá trình nạp thông tin từ sách vào bộ não nhé.

Điều gì đặc biệt trong quá trình Read này có thể giúp chúng ta lưu nhớ thông tin tốt hơn?

Chúng ta có thể dùng bút highlight để tô lên phần chữ mà chúng ta cảm thấy cần lưu nhớ.

Yếu tố quan trọng ở đây là: cảm thấy cần. Chỉ vậy thôi, không cần có 1 tiêu chí rõ ràng và cụ thể nào hơn. Não bộ chúng ta là 1 bộ máy kì diệu, bằng cách sử dụng yếu tố cảm nhận ở đây tự não bộ sẽ sàng lọc và báo cho ta biết đâu là thông tin cần thiết lưu lại và có ích cho bản thân chúng ta.

Chữ R thứ hai là Readwise

Readwise là 1 cái app giúp cho chúng ta có thể scan các phần chữ được highlight ở phần đầu tiên và chuyển từ ảnh sang chữ dễ dàng.

Sau khi đọc xong quyển sách với những phần đã được highlight thì chúng ta đọc sách lần thứ hai.

Lần này chúng ta sử dụng cảm nhận của mình để xem trong số các highlight đã có, cái nào là cái chúng ta thực sự cần và lưu nhớ. Đây chính là lần sàng lọc thông tin thứ hai trong quá trình đọc sách.

Điều rất đặc biệt ở Readwise là công cụ này không chỉ cho phép ta chuyển từ ảnh thành chữ, mà còn giúp chúng ta kết nối thông tin vào những app quản lý ghi chú khác thông qua khả năng tích hợp tự động của mình.

Tại sao điều này là cần thiết?

Vì việc này giúp chúng ta gom các kiến thức rải rác khắp nơi về 1 nơi duy nhất, có thể là ROAM, Notion, Evernote, OneNote, Obsidience…

Hiện nay việc sử dụng các app note thành thạo đã được nâng tầm trở thành 1 tự điển bách khoa cho cá nhân, Personal Knowledge Management.

Ví dụ là với quyển sách Instant Advertising thì tôi đã có những lần tổng hợp thông tin và đồng bộ tất cả vào 1 nơi duy nhất đó là ROAM. Việc này tự hệ thống thực hiện và ghi chú ngày tháng, chèn những thông số như Tác giả, các hashtag hữu ích cho việc truy suất về sau. Trong giới hạn của bài viết này tôi sẽ không đi sâu vào kỹ thuật sử dụng ROAM mà chỉ tập trung vào quy trình 3R.

Chữ R thứ Ba là ROAM

Roam Research là 1 note app kỳ diệu, vì ở đây chúng ta có thể kết nối các kiến thức lại với nhau 1 cách vô cùng dễ dàng.

Và 1 lần nữa, khi đọc thông tin trong ROAM, tôi sử dụng sử cảm nhận của mình để quyết định là thông tin nào sẽ được kết nối với thông tin nào trong hệ thống đã có trước, hoặc chưa có thì tôi sẽ dễ dàng tạo ra thông tin mới để kết nối. Việc kết nối này rất gần với khả năng kết nối thông tin trong não bộ của con người.

Hệ thống Readwise tự đưa thông tin cập nhật vào trong ROAM
Từ điển cá nhân sau 2 năm sử dụng
Càng kết nối được nhiều thì thông tin đó sẽ càng được lưu nhớ và như trên hình thì các chấm đen đó càng to hơn.

Tóm lược

Thông qua hình thức đọc sách 3 chữ R thì tôi đọc sách rất là chậm, vì một quyển sách tôi có tới 5 lần xử lý thông tin (kiến thức được lặp lại 5 lần)

  • Lần 1 thông qua quá trình đọc thông thường
  • Lần 2 thông qua quá trình highlight các ý cần lưu nhớ trên sách
  • Lần 3 sử dụng công nghệ Readwise để chắt lọc thông tin
  • Lần 4 kết nối thông tin trong ROAM
  • Lần 5 từ thông tin được chắt lọc thì tôi viết 1 bài tóm lược về quyển sách mình đã đọc

Đăng ký nhận bài viết mới

Nhận bài viết mới qua email

Các bài viết liên quan khác