Bộ não thực chất cũng là 1 khối cơ và như các khối cơ khác chúng ta càng tập luyện thì nó càng khỏe hơn.
Do vậy, các phương pháp học tập hiệu quả là các phương pháp rèn luyện bộ não để cho chúng phải hoạt động tích cực hơn và từ đó sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.
Thật may mắn, với sự ra đời của các phần mềm ghi chú (note taking app) thì việc áp dụng các phương pháp tập luyện này đã trở nên vô cùng thuận lợi.
Chúng ta có thể hình dung ví von 1 chủ đề kiến thức là một cái cây, tiếp theo các cành cây như những chương & đề mục trong chủ đề này, và cuối cùng các lá cây là những bài kiến thức trong 1 chủ đề.
Khi chúng ta hình dung tổng thể về kiến thức như vậy thì chúng ta sẽ tăng khả năng kết nối thông tin giữa các chương, các bài trong mảng kiến thức này. Do vậy, chúng ta sẽ có thể hiểu vấn đề tốt hơn.
Chủ động nhớ lại về cơ bản là một cách để kiểm tra lại kiến thức mà bạn vừa học được.
Phương pháp này được giới thiệu lần đầu tiên bởi John Dunlosky từ trường đại học Kent.
Phương pháp này được các học viên thực hành bằng cách là trả lời các câu hỏi liên quan đến kiến thức mà mình đã học. (không cần phải đợi tới lúc đi thi mới cần phải trả lời câu hỏi trong bài thi).
Chúng ta thường có thói quen ghi chép kiến thức theo hình thức diễn đạt: ý chính rồi tới ghi chú chi tiết bổ sung cho ý chính.
Để áp dụng phương pháp này thì chúng ta sẽ tổng hợp kiến thức của chúng ta thành các câu hỏi và các câu trả lời cho các câu hỏi ấy.
Rõ ràng cách làm này thì thử thách hơn cho não và do vậy thì khả năng nhớ và hiểu của học viên cũng được nâng cao lên.
Chúng ta có thể cần phải dựa vào nhiều nguồn tài liệu để có thể tìm hiểu đầy đủ về 1 mảng kiến thức, có thể đó là 1 bài viết, hoặc 1 chương trình đào tạo trực tuyến hoặc thậm chí là 1 bài nói chuyện đăng trên podcast.
Với các tính năng trong ứng dụng ghi chú, người học có thể chủ động thu thập và xây dựng kiến thức tại 1 nơi tụ hội để họ có thể hiểu được bức tranh toàn cảnh của môn học.
Đối với những người trưởng thành, có vẻ khó duy trì thói quen học tập hơn, bởi vì:
Phần mềm ghi chú khiến cho việc học trở nên dễ dàng và mượt mà hơn, do vậy sẽ tăng cơ hội để chúng ta biến việc học thành thói quen và chiến thắng được những rào cản của thời đại mới như kể bên trên.
Bên cạnh đó, sử dụng ứng dụng ghi chú làm cơ sở dữ liệu trung tâm, chúng ta có thể thu thập một lượng lớn thông tin từ nhiều nguồn khác nhau trôi nổi trên internet. Và do đó, chúng ta bắt đầu xây dựng được cho mình 1 Bộ não thứ hai, Bộ não số của cá nhân mỗi người.
Hiện nay có rất nhiều các các ứng dụng ghi chú như OneNote, Evernote, ROAM hoặc Notion, v.v.
Với ứng dụng ghi chú, chúng tôi có thể đóng khung ghi chú dưới các câu hỏi một cách hiệu quả, để lần sau khi xem lại chủ đề, câu hỏi sẽ là thứ đầu tiên chúng ta gặp phải, kế đó chúng ta cố gắng trả lời câu hỏi trước khi tiết lộ câu trả lời.
Bộ não của chúng ta sẽ làm việc chăm chỉ hơn so với việc chỉ nhìn vào câu trả lời ngay từ cái nhìn đầu tiên, do đó chúng ta có nhiều nỗ lực hơn và ghi nhớ kiến thức tốt hơn.
Đây là một ví dụ mà tôi sử dụng ROAM để ghi chú trong lớp Power App của mình. Và các bạn thấy đó, toàn bộ kiến thức được xây dựng từ những ngày học khác nhau nhưng vẫn có thể tập hợp lại thành 1 cây thư mục rõ ràng.
Một lợi ích bổ sung từ việc sử dụng ROAM là liên kết hai chiều, tôi có thể liên kết một phần thông tin này với một thông tin khác trong một trang khác.
Tôi có thể tạo càng nhiều liên kết, thì tôi càng có thể nhận được nhiều hiểu biết sâu hơn và đa dạng hơn về 1 chủ đề và khả năng ghi nhớ tốt hơn.
Và đây cũng là lý do tại sao tôi chọn ROAM cho ứng dụng ghi chú của mình liên quan đến việc phục vụ học tập và nghiên cứu, các ý tưởng có thể chảy tự do. Khác với các ứng dụng ghi chú khác thì các ghi chú phải được tuân theo 1 cấu trúc nhất định.
Sau đây là trình tự các bước thực hiện mà tôi thường làm khi bắt đầu học 1 kiến thức mới.
Bước 1: Tôi tự hỏi bản thân lý do bắt đầu học môn học này và khả năng nghề nghiệp nào mà tôi có thể áp dụng kiến thức trong thế giới thực.
Bước 2: Xác định phạm vi chủ đề, lập đề cương của riêng tôi và đánh dấu vào các phạm vi phụ mà tôi nghĩ là 20% có thể tạo ra tác động cho kết quả 80%.
Bước 3: Tận hưởng việc học và ghi chép trong suốt quá trình
Bước 4: Tạo ngay một số nội dung hoặc tìm một dự án mà bạn có thể áp dụng kiến thức mới ngay lập tức
Tôi thường viết bài về những gì mình vừa học qua vì nó giúp tôi chia sẻ giá trị đến những người khác và cũng giúp tôi học tốt hơn.
Tôi cũng đảm nhận một số dự án phụ ngoài công việc chính của mình, ví dụ: tôi đang tham gia một số dự án phát triển về công nghệ cho công ty trong khi nghiên cứu các ứng dụng nền tảng của Office 365.
Bạn có bao giờ trong 1 tình huống bạn muốn giới thiệu 1 ý gì đó trong quyển sách đã đọc qua nhưng lúc đó bạn không thể nhớ được và đành hẹn lại là về kiểm tra sau chưa? Chúng ta có thể đo lường hiệu quả của việc đọc sách như thế nào? Số sách đã đọc qua, kiến thức thu nạp được từ sách? Mỗi người sẽ có 1 cách lựa chọn khác nhau. Nhưng nếu xét về khía cạnh thiết thực thì chúng ta đọc sách là để có kiến thức, nghĩa là có thể nhớ kiến thức từ sách.
Thực tế, bạn cần thiết kế công việc để nó có thể chạy mà không cần bạn. Sau đó, bạn sẽ có sự lựa chọn, và sự lựa chọn đối với tôi đồng nghĩa với tự do. Bạn có thể giữ công việc kinh doanh hoặc bạn có thể bán nó. Bạn có thể làm việc trong công việc kinh doanh hoặc bạn có thể sử dụng thời gian của mình một cách sáng tạo hơn.