Con người ai cũng muốn có cuộc sống hạnh phúc, thành đạt trong công việc, tài chính dồi dào, sức khỏe tốt, mối quan hệ tốt... (aka Bánh xe cuộc đời).
Chúng ta cũng không ít người đã từng đi xem bói để đoán rằng tương lai mình có được như ý mình mong muốn hay không.
Như vậy, để có sự thành công trọn vẹn trong cuộc sống này, chúng ta sẽ dựa vào may mắn? Hay chúng ta có thể chủ động để sống?
Để cô đọng phạm vi của chủ đề, chúng ta hãy tạm gác các yếu tố khác lại và tập trung vào khía cạnh: sức khỏe tinh thần, và sự nghiệp thăng tiến. Vì sức khỏe tinh thần là 1 cái gốc của rất nhiều vấn đề, và 1 sự nghiệp tốt sẽ cho ta những sự thuận lợi khác trong cuộc sống.
Chúng ta thường nhận thấy những người có trí tuệ siêu phàm cũng là những con người giữ được sự bình tĩnh đáng kinh ngạc. Mặt khác, tôi cũng chưa thấy ai thành công mà trong tình trạng thiếu bình tĩnh cả.
Phải chăng mọi vấn đề ở trên đều xuất phát từ khả năng giữ được bình tĩnh trước những sóng gió?
Làm sao để 1 người bình thường như chúng ta có thể rèn luyện sự bình tĩnh này?
Có nhiều nghiên cứu đã khẳng định, khả năng thông minh cảm xúc là yếu tố tiên quyết hàng đầu để quyết định 1 sự nghiệp thành công, đặc biệt là các vị trí lãnh đạo, quản lý. Càng thăng tiến càng có trách nhiệm với nhiều người hơn thì khả năng này càng phải được nâng cao hơn.
Có những nghiên cứu đã cho thấy rằng, những người thực hành thiền lâu năm sẽ có Não thùy trán dày hơn những người khác. Bộ phận này của não có trách nhiệm kiểm soát suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta hằng ngày.
Vậy ngoài thiền ra thì còn cách nào khác để chúng ta rèn luyện khả năng Tự làm chủ này hay không?
Trí tuệ cổ xưa có 1 lời nhắc nhở: ở giữa sự kích động từ bên ngoài và các phản ứng của chúng ta là 1 khoảng không. Khoảng không này chính là sự tự do và quyền lực của mỗi chúng ta để lựa chọn chúng ta phản ứng ra sao. Và phản ứng của chúng ta với thế giới này quyết định sự trưởng thành, hạnh phúc và thành công của chúng ta.
Như vậy, thiền hay mở rộng hơn là các kỹ năng sống tỉnh thức là để chúng ta kiểm soát khoảng không này, để chúng ta rèn luyện sự chủ động trước mỗi phản ứng hằng ngày của mình.
Để tăng cao Trí thông minh cảm xúc, thì chúng ta rèn luyện kỹ năng sống tỉnh thức.
Có những kỹ năng sống tỉnh thức mà chúng ta có thể dễ dàng rèn luyện mỗi ngày, và không tốn chi phí gì cả.
Đi bộ tỉnh thức.
Đứng 1 chút để cảm nhận chân chạm đất.
Bước những bước đầu tiên chầm chậm rồi có thể tăng tốc 1 chút về sau
Khi đi từng bước, chúng ta nhẩm theo từng bước chân: bước tới, bước tới...
Không nhất thiết là phải đi thật chậm, việc nhẩm đi nhẩm lại là để chúng ta dồn sự chú ý vào các bước chân đang đi
Lần sau bạn có thể thực hành Đi tỉnh thức này khi đi từ bàn làm việc ra nhà vệ sinh nhé!
Lắng nghe tỉnh thức
Chúng ta cũng có rất nhiều cơ hội thực hành kỹ năng này.
Khi có cơ hội trao đổi với 1 ai đó, bạn thử ngay nhé.
Chỉ lắng nghe 1 cách chăm chú, nếu bạn bị sao nhãng thì chỉ việc đem tâm trí mình quay lại để lắng nghe.
Sự thực sự lắng nghe là 1 món quà tuyệt vời bạn đã trao cho người đối diện.
Chú ý không đưa ra ý kiến của mình, mà chỉ phản hồi lại như sau: theo như tôi nghe thấy thì bạn đang nói rằng, thì bạn đang cho rằng...đúng không? Sau đó chờ sự phản hồi để xác định là mình đã hiểu đúng ý của người đối diện
Cứ giữ sự tỉnh thức như vậy đến khi người đối diện không còn ý gì nữa.
Tới cuối cùng thì nếu được yêu cầu bạn mới cần đưa ý kiến cá nhân của mình vào cuộc đối thoại vừa rồi.
Viết nhật ký
Viết nhật ký là viết cho chính bạn, do vậy bạn thoải mái để những suy nghĩ của mình được tuồn trào.
Những ai chưa quen thì thấy sự bắt đầu cũng thật lúng túng, từng bước bạn sẽ trở nên quen với việc viết lách này.
Và khi đó bạn sẽ rèn được 1 kỹ năng là quan sát suy nghĩ của chính mình.
Có nhiều công thức, nhưng chủ yếu là bạn đi vào những gì đang bên trong của mình khi viết nhật ký: tôi đang cảm thấy điều gì, tôi đang bị kích động bởi điều gì....rồi đến các câu hỏi như tại sao tôi lại có cảm giác này…
Tỉnh thức khi có 1 cuộc đối thoại không dễ chịu
Cuộc sống thì đôi khi có những tình huống bất ngờ và chúng ta không có kế hoạch trước.
Tuy nhiên, việc giữ được Khoảng Không lại tiếp tục đóng vai trò then chốt ở đây.
Hãy ghi nhớ câu thần chú này trong đầu mỗi khi đứng trong 1 cuộc trao đổi nóng.
Người này cũng như mình, cũng là con người, họ cũng chỉ mong được hạnh phúc và được yêu thương, những lời nói này, những hành động này là xuất phát từ việc họ nghĩ rằng bằng cách này họ sẽ đạt được hạnh phúc và yêu thương.
Lúc này thì đang có những cảm xúc gì đang dâng trào? (nhận diện cảm xúc)
Sự việc này khi bỏ các yếu tố cảm xúc thì nó thực sự là gì? Ta biết ta không phải là cảm xúc này, cảm xúc là những gì ta cảm thấy chứ không phải là con người của ta.
Thậm chí, nếu họ có nói điều gì làm ta phật lòng thì cũng không chắc là họ thực sự muốn làm tổn thương ta.
Vậy ta sẽ có thể làm gì đây?
Lúc này, ta đã tạo được 1 Khoảng Không như 1 lá chắn ngăn ngừa ngọn lửa bùng lên.
Tỉnh thức trong viết email
Email không có cảm xúc và do vậy nó có thể mang nhiều cảm xúc của người nhận được nó.
Do vậy, chúng ta cũng cần tỉnh thức khi viết email để tránh những hiểu lầm không nên có.
Hãy cùng tạo ra 1 Khoảng Không nhé.
Hãy hít thở sâu
Nghĩ thử xem, nếu mình là người nhận lá thư này thì mình sẽ nhĩ sao, có cảm xúc gì?
Có khi nào người nhận sẽ có những suy nghĩ tiêu cực về lá thư này không? nếu có thì có thể là gì?
Hít thêm vài hơi thở sâu nữa trước khi gửi, hoặc có thể là khỏi gửi luôn.
Tỉnh thức khi ăn
Khi chúng ta nghe nói món này đắt tiền lắm thì hình như chúng ta cũng thấy món này ngon hơn thì phải?
Chúng ta có thể hài hước thực hành bài tập Ăn với tỉnh thức thông qua việc nhẩm trong đầu câu thần chú: Đây là 1 món vô cùng đắt tiền, hôm nay mình may mắn lắm mới được ăn món này.
Các bạn hãy thử ngay trong buổi ăn tiếp theo, bạn sẽ cảm nhận đồ ăn hình như ngon hơn, và cũng đồng thời bạn đang luyện tập khoảng không tỉnh thức rồi đấy.
P.S: còn nhiều phương pháp rèn luyện sự tỉnh thức được hướng dẫn trong quyển sách Search Inside Yourself của tác giả Chade-Meng Tan.
Bạn có bao giờ trong 1 tình huống bạn muốn giới thiệu 1 ý gì đó trong quyển sách đã đọc qua nhưng lúc đó bạn không thể nhớ được và đành hẹn lại là về kiểm tra sau chưa? Chúng ta có thể đo lường hiệu quả của việc đọc sách như thế nào? Số sách đã đọc qua, kiến thức thu nạp được từ sách? Mỗi người sẽ có 1 cách lựa chọn khác nhau. Nhưng nếu xét về khía cạnh thiết thực thì chúng ta đọc sách là để có kiến thức, nghĩa là có thể nhớ kiến thức từ sách.
Thực tế, bạn cần thiết kế công việc để nó có thể chạy mà không cần bạn. Sau đó, bạn sẽ có sự lựa chọn, và sự lựa chọn đối với tôi đồng nghĩa với tự do. Bạn có thể giữ công việc kinh doanh hoặc bạn có thể bán nó. Bạn có thể làm việc trong công việc kinh doanh hoặc bạn có thể sử dụng thời gian của mình một cách sáng tạo hơn.